Logo Trường Công ty Số điện thoại Toplist Top đánh giá Địa điểm Menu
 

Top 3 Bài soạn "Câu nghi vấn" (lớp 8) hay nhất

Top 1

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 4

I.Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

a.* Câu nghi vấn đó là:

-Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ?

-Thế làm sao u cứ khóc mãi không ăn khoai ? Hay là u thương chúng con đói quá ?

* Những đặc điểm hình thức chi biết các câu trên là câu nghi vấn :

– Có những từ nghi vấn : có …. Không, làm sao và từ : hay

– Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).

b. Chức năng các câu nghi vấn trên là dùng để hỏi.


II. Luyện tập

Câu 1.

* Có những câu nghi vấn sau :

a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?

b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?

c. Văn là gì ? Chương là gì ?

d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ? Đùa trò gì ? Cái gì thế ? Chị cóc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?

* Đặc điểm hình thức cho biết đó là những câu nghi vấn : có những từ nghi vấn như phải không, tại sao, gì, không, hả và kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi (khi viết).


Câu 2.

-Căn cứ để xác minh câu nghi vấn : có từ ‘hay’

-Không thể thay từ ‘hay’ bằng từ ‘hoặc’ trong các câu nghi vấn đó. Bởi vì nếu thay thì câu trở thành kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn.


Câu 3. Không. Vì đó không phải là những câu nghi vấn. Câu a, b có các từ nghi vấn như có … không, tại sao, không, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.

Trong câu c, d thì nào (cũng), ai (cũng) là những từ bất định có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối, chứ không phải là nghi vấn.


Câu 4.

* Câu a và câu b khác nhau về từ nghi vấn :

– Câu a : có … không

– Câu b : đã … chưa

Và khác nhau về ý nghĩa :

-Câu a : hỏi về thời điểm của một trạng thái thuộc hiện tại.

-Câu b : hỏi về thời điểm của một trạng thái thuộc quá khứ.

* Đối với câu a, có thể trả lời : Rất khỏe.

Còn câu b, trả lời : Đã khỏe.

* Đặt một số câu tương tự và phân tích sự khác nhau giữa câu nghi vấn theo mô hình : có … không với câu nghi vấn theo mô hình : đã … chưa.

– An có quyển sách ấy không ?

– An đã có quyển sách ấy chưa?

– Cậu có đi không?

– Cậu đã đi chưa?

Câu nghi vấn theo mô hình có … không thường gắn với thời điểm hiện tại. Còn nghi vấn theo mô hình đã … chưa gắn với thời điểm quá khứ.


Câu 5.

* Về hình thức, câu a và câu b khác nhau ở trật tự từ. Trong câu a, “bao giờ” đứng đầu câu còn trong câu b, “bao giờ” đứng cuối câu.

* Về ý nghĩa, câu a hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ta trong tương lai, câu b hỏi thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.


Câu 6. Hai câu nghi vấn này đúng, vẫn thường được dùng để hỏi trong thực tế. Chúng có từ nghi vấn “bao nhiêu’, kết thúc (khi viết) là dấu chấm hỏi. Ngoài dấu hiệu hình thức, về mặt ý nghĩa, chúng hỏi số lượng cụ thể để rõ thêm về một tính chất đã biết của sự vật.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 2

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 6

A. Kiến thức trọng tâm

Câu nghi vấn là câu:

Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)....không, (đã)...chưa,...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
Có chức năng chính là dùng để hỏi
Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
Ví dụ: trả lời câu hỏi phần 1.

Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

Trả lời: câu nghi vấn là câu

Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
Thế làm sao..... không ăn khoai? Hay là u.... đói quá?
Đặc điểm: có từ để hỏi ( có.... không, làm sao...không) có từ nối (hay)
Có dấu chấm hỏi ở cuối câu (?)


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 11,12

Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?

a, câu nghi vấn là: Chị khất tiền sưu đến mai phải không?
Đặc điểm là có từ để hỏi (phải không), có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
b, câu nghi vấn là: Tại sao con người phải khiêm tốn như thế?
Đặc điểm là có từ để hỏi (tại sao), có dấu chấm hỏi kết thúc câu
c, câu nghi vấn là: văn là gì? Chương là gì?
Đặc điểm là có từ để hỏi ( gì), có dấu chấm hỏi kết thúc câu
d, câu nghi vấn: chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
Đặc điểm là có từ để hỏi (không, gì, cái gì, hả), có dấu chấm hỏi kết thúc câu.


Câu 2: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 12
Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn ?
Trong các câu đó , có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao?
Trả lời:
Có thể xác định các câu trên là câu nghi vấn vì trong các câu ấy có từ nối các vế có quan hệ lựa chọn là: hay, hay là, hay tại
Trong các câu này không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì từ hoặc mặc dù cũng để nối các vế câu có quan hệ lựa chọn, song về nghĩa, nó lại không tạo ra câu nghi vấn mà nó chỉ có thể tạo ra những câu mang sự lựa chọn đơn thuần.


Câu 3: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau không? Vì sao?
Trả lời:
Các câu trên có những dấu hiệu của câu nghi vấn:
Câu (a): có từ "không" ở cuối câu
Câu (b): xuất hiện từ "tại sao"
Câu (c): xuất hiện từ "nào"
Câu (d): Có từ "ai"
Tuy nhiên, các câu trên không phải là câu nghi vấn nên chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu này được vì những từ ngữ mang dấu hiệu của câu nghi vấn giữ vai trò khác trong câu: chúng mang nghĩa khẳng định.
Từ "không" trong câu (a) để khẳng định nếu Chân, Tay, Tai, Mắt, Mũi không làm việc thì lão Miệng cũng không thể sống được.
Từ "tại sao" trong câu (b) để khẳng định lúc bấy giờ ông giáo đã hiểu nguyên nhân lão Hạc bán con chó Vàng của lão
Từ "nào" trong câu (c) để khẳng định giá trị của những loài cây trên đất nước Việt Nam
Từ "ai" trong câu (d) là đại từ phiếm chỉ, để khẳng định người nào cũng thấy cảnh biên rất đẹp.


Câu 4: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Anh có khỏe không?
b, Anh đã khỏe không?
Xác định câu trả lời thích hợp đối với từng câu. Đặt câu với hai mô hình có... không?, đã... chưa?
Trả lời:
Hai câu này đều có hình thức là câu nghi vấn nhưng nghĩa khác nhau.
Câu (a) là câu hỏi xã giao, mang ý nghĩa người hỏi không biết người bị hỏi có khỏe không câu (b) mang ý nghĩa người hỏi biết người bị hỏi bị ốm nhưng không biết đã khỏi hay chưa.
Câu trả lời thích hợp cho từng câu là
a, Tôi vẫn khỏe, cảm ơn anh hoặc dạo này tôi không khỏe lắm.
b, Tôi đã khỏe rồi hoặc tôi vẫn chưa khỏi hẳn
Đặt câu với mô hình:
Bạn có ăn cơm không?
Bạn đã ăn cơm chưa?

Hoặc
Bạn có ra khỏi nhà không?
Bạn đã ra khỏi nhà chưa?


Câu 5: sgk ngữ văn lớp 8 tập 2 trang 13
Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Bao giờ anh đi hà Nội?
b, Anh đi Hà Nội bao giờ?

Trả lời
a, Từ nghi vấn nằm ở đầu câu (bao giờ) và về nội dung thì người được hỏi trong câu này đang chuẩn bị hoặc đã có ý định đi Hà Nội. Sự việc người được hỏi đi Hà Nội sẽ xảy ra trong tương lai còn câu hỏi được đặt ra vào thời điểm hiện tại.
b, Từ nghi vấn nằm ở cuối câu (bao giờ) và nội dung là người được hỏi đã đi Hà Nội về, sự việc người được hỏi đi Hà Nội đã xảy ra trong quá khứ và câu hỏi này được đặt ra ở thời hiện tại.


Câu 6: sgk ngữ văn 8 tập 2 trang 13
Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai? Vì sao?
a, Chiếc xe này bao nhiêu ki-lô-gam mà nặng thế?
b, Chiếc xe này giá bao nhiêu mà rẻ thế?
Trả lời:
Hai câu nghi vấn này đều sai. Chưa biết đáp án mà đã khẳng định là sai
Chưa biết bao nhiêu tiền mà đã bảo là rẻ
Chưa biết bao nhiêu cân mà đã nói là nặng


Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:
Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề bạn bè
Bài làm:
Bạn định nghĩa thế nào về một người bạn thân? Với tôi, bạn thân là người có thể cùng chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống, là có thể giúp đỡ nhau không chút vụ lợi và gắn bó bền vững. Tôi và Mai là bạn thân, lớn lên cùng nhau trong con phố nhỏ. Chúng tôi cùng nhau đi học, cùng tham gia những trò chơi tinh nghịch với lũ bạn hàng xóm. Chúng tôi luôn kể cho nhau nghe và cùng chia sẻ về chuyện học hành, gia đình và cuộc sống. Tình bạn ấy cũng không tránh khỏi những cãi vã hay giận hờn, nhưng chúng tôi luôn nhường nhìn làm hòa và lại cười giòn giã bên nhau. Thoáng chốc, giờ đây chúng tôi đều đã trưởng thành và mỗi người cần lựa chọn cho mình một con đường đi riêng. Mai học giỏi và quyết định thi vào trường cấp 3 chuyên ở xa nhà, còn tôi lựa chọn ngôi trường trong huyện. Dù xa cách nhưng chúng tôi vãn thường quan tâm, hỏi han và động viên nhau học hành. Chúng tôi luôn trân trọng tình bạn ấy và sẽ cùng nhau vun đắp để tình cảm ấy không bao giờ phai nhòa.


Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn chủ đề học tập
Bài làm:
Tại sao chúng ta cần phải học tập? Bởi học tập là con đường để mỗi người tự bồi đắp tri thức, là hành trang quan trọng để chúng ta bước vào cánh cửa tương lai rộng mở. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như giọt nước giữa đại dương mênh mông vô tận. Vì vậy, bên cạnh việc chú tâm học hành trên trường lớp, chúng ta cần có ý thức tự học. Ngày nay, sách vở hay công nghệ thông tin phát triển, hỗ trợ tối ưu để chúng ta tự tìm tòi và khám phá. Tuy nhiên, còn rất nhiều bạn học sinh đang sa đà vào những thú vui chơi như game online mà quên đi nhiệm vụ học tập của mình. Điều đó không chỉ khiến thầy cô, cha mẹ phiền lòng mà khiến chính bản thân các bạn sẽ dần dần thiếu hụt tri thức, gây khó khăn cho chính cuộc sống của chúng ta. Do đó, ngay từ bây giờ, hãy xác định mục tiêu học tập và phấn đấu hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong học tập bạn nhé!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 3

Bài soạn "Câu nghi vấn" số 1

I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.

1. Đọc đoạn trích, trả lời câu hỏi

a, Trong đoạn trích trên, câu nghi vấn:

+ "Sáng nay người ta đấm u có đau không?"

+ " Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?"

+ "Hay là u thương chúng con đói quá?

- Đặc điểm hình thức: có dấu "?" và các từ nghi vấn như "không", "làm sao", "hay"

b, Câu nghi vấn được sử dụng để hỏi.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

a, Câu nghi vấn: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"

b, " Tại sao con người lại phải khiếm tốn như thế?

c, " Văn là gì?", "Chương là gì?"

d, + "Chú mình muốn cùng tớ vui đùa không?"

+ "Đùa trò gì?"

+ "Cái gì thế?"

+ " Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?"

- Đặc điểm của các câu nghi vấn:

+ Hình thức: Có dấu hỏi chấm khi viết, có các từ nghi vấn: gì, không, hả, gì thế

+ Nội dung: Mục đích dùng để hỏi


Bài 2 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

- Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.

- Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.


Bài 3 ( trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

- Không thể sử dụng dấu câu để đặt vào cuối các câu (a), (b), (c), (d) bởi các câu trên không nhằm để hỏi.

- Các câu (a) và (b) có các từ không và tại sao không đóng vai trò là từ nghi vấn trong câu, mà được sử dụng như một bổ ngữ trong câu.

- Các từ "nào" câu (c ) đóng vài trò là từ liệt kê, từ "ai" ở đây là đại từ trong câu khẳng định.

→ Các câu trên không phải câu nghi vấn bởi mục đích các câu trên dùng để khẳng định.


Bài 4 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Khác nhau hình thức

+ Câu a sử dụng cặp từ "có … không"

+ Câu b sử dụng cặp từ "đã … chưa"

- Ý nghĩa khác nhau:

+ Câu a hỏi về tình trạng sức khỏe thực tại nên có thể trả lời " Anh khỏe"

+ Câu b hỏi về tình trạng sức khỏe khi đã biết hiện trạng sức khỏe trước đó nên có thể trả lời " Anh đã khỏe rồi/ Anh chưa khỏe lắm."

- Một số câu đã có mô hình "có…không" và "đã…chưa":

+ Cậu có cuốn Búp sen xanh không?

Cậu đã có cuốn Búp sen xanh chưa?

+ Anh có đi Sài Gòn không?

Anh đã đi Sài Gòn chưa?


Bài 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 8 tập 2):

- Khác nhau về hình thức:

+ Câu a có từ bao giờ đặt đầu câu.

+ Câu b có từ bao giờ đặt cuối câu.

- Khác nhau ý nghĩa:

+ Hành động câu a diễn ra trong tương lai

+ Hỏi về hành động đã diễn ra rong quá khứ


Bài 6 (trang 11 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

Câu nghi vấn đúng là câu a, dù không biết rõ trọng lượng của vật nhưng ta vẫn cảm nhận được vật đó nặng, nhẹ bao nhiêu.

Câu nghi vấn b không hợp logic vì khi chưa biết giá của mặt hàng thì không thể nói vật đó đắt hay rẻ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Toplist mới cập nhật

Top 6 Đoạn văn về ý kiến: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

Top 6 Đoạn văn về ý kiến: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

Cuộc sống không ai có thể tránh khỏi những lần thất bại, những cú ngã đầy đau đớn. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là số lần bạn gục ngã, mà là quyết ...

Top 4 Dẫn chứng về những nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay nhất

Top 4 Dẫn chứng về những nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay nhất

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không thể không kể đến bóng dáng của những vị anh hùng hào kiệt là phụ nữ. Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ luôn ghi đậm dấu ...

Top 4 Phòng khám cơ xương khớp tốt nhất tại Bình Dương

Top 4 Phòng khám cơ xương khớp tốt nhất tại Bình Dương

Việc thăm khám cơ xương khớp định kỳ và thường xuyên là vô cùng quan trọng. Vậy ở Bình Dương, nên khám cơ xương khớp ở đâu thì uy tín? Hãy cùng Toplist đi tìm ...

Top 2 Nhà hàng buffet hải sản ngon nhất tại TP. Vinh, Nghệ An

Top 2 Nhà hàng buffet hải sản ngon nhất tại TP. Vinh, Nghệ An

Bài viết của Toplist sẽ giúp bạn khám phá thiên đường buffet hải sản tươi ngon tại TP. Vinh, Nghệ An. Đến với những địa chỉ này, bạn có thể đắm chìm trong thế ...

Top 4 Bài văn suy nghĩ về câu nói: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta những lúc khó khăn nhất, cay đắng nhất của cuộc đời

Top 4 Bài văn suy nghĩ về câu nói: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta những lúc khó khăn nhất, cay đắng nhất của cuộc đời

Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Ai cũng mong có một người bạn như vậy. Và tự ...

Top 4 Thương hiệu sốt mè rang ngon nhất hiện nay

Top 4 Thương hiệu sốt mè rang ngon nhất hiện nay

Sốt mè rang là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, góp phần tạo nên hương vị thơm ngon và độc đáo cho nhiều món ăn. Với sự đa dạng của các thương ...

Các công ty mới thành lập

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ HỒNG MINH 63

Mã số thuế: 5801488204 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Toản

Địa chỉ: Thôn Đắk Măng, Xã Đạ RSal, Huyện Đam Rông, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DIỆU THÔNG HILL

Mã số thuế: 5801488194 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thọ

Địa chỉ: 4/1 Trương Vĩnh Ký, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH NHA KHOA THẨM MỸ GOLDEN SMILE

Mã số thuế: 5801488356 - Đại diện pháp luật: Nông Minh Phúc

Địa chỉ: Xóm 1, Thôn Ninh Hòa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ KHOÁNG SẢN TRUMS

Mã số thuế: 5801488370 - Đại diện pháp luật: Hoàng Quyết Hùng

Địa chỉ: Số 3B/11 đường Cô Giang, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH ĐÀ LẠT TIÊN CẢNH

Mã số thuế: 5801488363 - Đại diện pháp luật: Hoàng Trọng Nguyên

Địa chỉ: Số 02 Trần Nhân Tông, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA GỖ AUSTDOOR - TMD

Mã số thuế: 0106605580 - Đại diện pháp luật: Phạm Văn Bình

Địa chỉ: Thôn Phong Lâm, Xã Hoàng Diệu, Huyện Gia Lộc, Hải Dương