Logo Trường Công ty Số điện thoại Toplist Top đánh giá Địa điểm Menu
 

Top 4 Bài soạn "Ôn luyện về dấu câu" (lớp 8) hay nhất

Top 1

Bài soạn "Ôn luyện về dấu câu" số 2

I - Tổng kết về dấu câu (trang 150 - SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6, 7, 8, lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu dưới đây :

1- Dấu chấm: Đặt cuối câu trần thuật
2- Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu nghi vấn
3- Dấu chấm than: Đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán
4- Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Cụ thể :
+ Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.

+ Giữa một từ ngữ với các bộ phận chú thích của nó.

+ Giữa các vế của câu ghép.
5- Dấu chấm phẩy
Dùng để :
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
6- Dấu gạch ngang
- Để chú thích, giải thích.
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ trong một liên danh.
- Nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng.- Nối các từ nằm trong một liên danh.
7- Dấu ngoặc đơn
Đánh dấu :
- Phần giải thích
- Phần thuyết minh- Phần bổ sung thêm
8- Dấu hai chấm
Dùng để :
- Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hay đối thoại.
9- Dấu ngoặc kép
- Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai
- Đánh dấu tờ báo, tác phẩm, tập san,… được dẫn.

10- Dấu chấm lửng

Dùng để :
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm.


II - Các lỗi thường gặp về dấu câu

Câu 1 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 1: Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

- Thiếu dấu ngắt câu khi đã kết thúc.

- Đoạn văn trên thiếu dấu chấm câu sau từ “xúc động”.


Câu 2 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 1: Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

Dùng dấu ngắt câu sau "này" là sai vì câu chưa kết thúc. Ở đây nên dùng dấu phẩy.


Câu 3 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 1: Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết
Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

Câu trên thiếu dấu phẩy để ngăn cách các danh từ chỉ loại sự vật.

Sửa lại: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản vùng này.


Câu 4 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 1: Lẫn lộn công dụng của các dấu câu

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

- Cách đặt dấu câu như đoạn văn trên là sai, vì không sử dụng đúng chức năng của dấu câu.

- Sửa lại: Qủa thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này !

Ghi nhớ :

Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu :

- Thiểu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc ;

- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc ;

- Thiểu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết ;

- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.


III - Luyện tập

Câu 1 trang 152 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Chép đoạn văn dưới đây vào vở bài tập và điền dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.

Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.

Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.

Cái Tí, thằng Dần cũng vỗ tay reo :

- A ! Thầy đã về ! A ! Thầy đã về !

Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách.

Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi tiếng ếch kêu.

Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi tiếng ếch kêu. Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi :

- Thế nào ? Thầy em có mệt lắm không Sao chậm về thế ? Trán đã nóng lên đây mà!


Câu 2 trang 152 - SGK Ngữ văn 8 tập 1: Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết).

a) Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “ Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.”

b) Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân ta có truyền thống yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.

c) Mặc dù trải qua bao nhiêu năm tháng nhưng tôi vẫn không quên được kỉ niệm êm đềm thời học sinh.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 2

Bài soạn "Ôn luyện về dấu câu" số 3

I- Tổng kết về dấu câu

  1. Dấu chấm: Đặt cuối câu trần thuật, dùng để kết thúc câu
  2. Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu nghi vấn, dùng để biểu thị ý nghĩa nghi vấn
  3. Dấu chấm than: Đặt cuối câu cầu khiến và cảm thán, dùng để biểu thị thái độ, cảm xúc
  4. Dấu phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu
  5. Dấu chấm lửng:
  • Tỏ ý còn nhiều hiện tượng, sự vật chưa liệt kê hết
  • Thể hiện chỗ bỏ dở hay lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
  • Làm giãn nhịp điệu của câu văn
  • Chuẩn bị cho sự xuất hiện từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

6. Dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có nội dung phức tạp, giữa các bộ phận trong một phép liệt kê

7. Dấu gạch ngang

  • Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
  • Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
  • Nối các từ nằm trong một liên doanh

8. Dấu ngoặc đơn: Đánh dấu phần chú thích

9. Dấu hai chấm:Đánh dấu(báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, cho lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại

10. Dấu ngoặc kép: Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; tên tác phẩm, tờ báo tập san được dẫn


II- Các lỗi thường gặp về dấu câu

1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ: xúc động

Nên dùng dấu chấm để kết thúc câu ở chỗ đó

2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

Dấu chấm sau từ này là sai vì ngắt câu khi câu chưa kết thúc

Ở chỗ này nên dùng dấu phẩy

3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết

Câu này thiếu dấu phẩy để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức

Sửa lại: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này

4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu

Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai chưa đúng vì đó không phải là công dụng của dấu câu đó

Sửa lại: dùng dấu chấm ở câu thứ nhất và dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ hai


III- Luyện tập Ôn luyện về dấu câu

Câu 1 trang 152 SGK văn 8 tập 1:

Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng. Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.

Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:

- A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!...

Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.

Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.

Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi :

- Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!


Câu 2 trang 152 SGK văn 8 tập 1:

a. Dùng lẫn lộn dấu câu

Sửa lại : “Sao mãi tới giờ anh mới về?”

b. Thiếu dấu câu thích hợp

Sửa lại : “Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân … Vì vậy có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách””

c. Dùng dấu chấm khi chưa kết thúc câu

Sửa lại : “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 3

Bài soạn "Ôn luyện về dấu câu" số 6

I. Tổng kết về dấu câu.

Khái niệm: Dấu câu là kí hiệu dùng trong văn viết để phân biệt ý nghĩa, các đơn vị ngữ pháp trong một câu văn, nhờ đó mà người đọc hiểu được dễ dàng hơn (đặc biệt là khi cần đọc diễn ra).

Lập bảng tổng kết về dấu câu đã học ở các lớp 6, 7, 8.


1. Dấu chấm, kí hiệu (.): Thường dùng ở cuối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài

2. Dấu chấm hỏi, kí hiệu (?): Thường dùng ở cuối câu hỏi (câu nghi vấn). Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)

3. Dấu chấm lửng, kí hiệu (…): Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang.

Dấu chấm lửng dùng để:

+ Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.

+ Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.

+ Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.

+ Để chỉ rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]

+ Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).

4. Dấu chấm phẩy, kí hiệu (;): Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới (;) dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu:

+ Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.

+ Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.

+ Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.

5. Dấu chấm than, kí hiệu (!): Dấu câu đặt cuối câu cảm thán hoặc cuối câu cầu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.

6. Dấu gạch ngang, kí hiệu (-): Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-), dùng để:

+ Phân biệt phần chêm, xen.

+ Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.

+ Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.

+ Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.

+ Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.

+ Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối.

7. Dấu hai chấm, kí hiệu (:): Dấu câu dưới dạng hai chấm theo chiều thẳng đứng, chấm này dưới chấm kia (:) dùng để báo trước điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, thuyết minh.

8. Dấu ngoặc đơn, kí hiệu ( ): Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

9. Dấu ngoặc kép, kí hiệu (‘’‘’): Dấu ngoặc kép dùng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

+ Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.

10. Dấu phẩy, kí hiệu (,)

Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau:

+ Tách các phần cùng loại của câu.

+ Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.

+ Tách thành phần biệt lập của câu.

+ Tách các từ, ngữ về mặt ngữ pháp không liên quan đến các thành phần câu (từ cảm, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định, từ hô gọi).

+ Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.


II. Các lỗi thường gặp về dấu câu.

1. Lời văn ở đoạn văn thiếu dấu ngắt câu sau từ «xúc động». Phải dùng dấu chấm để ngắt câu và viết hoa chữ T ở đầu câu.

2. Dùng dấu ngắt câu sau từ «này» là sai vì câu chưa kết thúc.

3. Câu thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết.

4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 dùng sai vì đây không phải là câu hỏi. Đó là câu trần thuật, phải dùng dấu chấm. Dấu câu ở cuối thứ hai là sai, vì đây là câu hỏi, phải dùng dấu chấm hỏi.


III. Luyện tập

1. Ghép đoạn văn và điền các dấu câu vào dấu ngoặc đơn cho phù hợp.

- Các em tự làm.

- Gợi ý kiểm tra lại cho đúng việc đặt các dấu (thứ tự từ trên xuống dưới).

(,) – (.) – (,) – ( ;) – (-) – ( !) – ( !) – ( !) – ( ;)

( ;) – (,) – (,) – (.) – (,) – (.) – ( :) – (,) – ( :)

(-) – ( ?) – ( ?) – ( ?) – ( !)

2. Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn văn và thay dấu câu cho thích hợp (điều chỉnh chữ viết hoa cho thích hợp).

a. Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ dặn là anh phải làm xong… chiều nay.

b. … và sản xuất… có câu tục ngữ «lá lành đùm lá rách».

c. … năm tháng, nhưng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 4

Bài soạn "Ôn luyện về dấu câu" số 5

1. Tổng kết dấu câu

a. Dấu chấm dùng để kết thúc câu trần thuật.

b. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn và thường biểu thị ý nghĩa nghi vấn.

c. Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc ở cuối câu nhằm biểu thị cảm xúc.

d. Dấu phẩy được dùng trong câu nhằm đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói. Cụ thể:

  • Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
  • Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp.
  • Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
  • Giữa các vế của một câu ghép.

e. Dấu chấm phẩy dùng để:

  • Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê phức tạp
  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

g. Dấu chấm lửng được dùng ở giữa câu, cuối câu hay đầu câu để biểu thị mục đích của người viết như:

  • Tỏ ý chưa liệt kê hết
  • Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng,
  • Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…

h. Dấu gạch ngang dùng để:

  • Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
  • Đặt trước những lời đối thoại
  • Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…

i. Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng:

  • Giải thích
  • Bổ sung
  • Thuyết minh thêm

j. Dấu hai chấm dùng để:

  • Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó
  • Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

k. Dấu ngoặc kép dùng để:

  • Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
  • Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
  • Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

2. Các lỗi thường gặp về dấu câu

  • Trong khi viết, ta thường mắc một số lỗi về dấu cau như sau:
  • Không có dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
  • Dùng dấu ngắt khi câu khi câu chưa kết thúc.
  • Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
  • Lẫn lộn cung dụng của các dấu câu:

II. Luyện tập

Câu 1: Sau khi điền đầy đủ các dấu câu, ta được đoạn trích sau:

Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.

Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.

Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:

– A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!…

Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay cào gối và bước lên thềm. rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.

Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi :

– Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!


Câu 2:

a. Sao mãi tới giờ anh mới về ? Mẹ dặn là anh phải làm xong… chiều nay.

b. … và sản xuất… có câu tục ngữ "lá lành đùm lá rách".

c. … năm tháng, nhưng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Toplist mới cập nhật

Top 4 Spa massage thư giãn tốt nhất Hội An

Top 4 Spa massage thư giãn tốt nhất Hội An

Để giúp bạn có thể thư giãn, xua tan những mệt mỏi sau một ngày dài vui chơi, khám phá phố cổ. Bài viết hôm nay, Toplist sẽ bật mí cho bạn các spa massage tại ...

Top 9 Bài văn phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất

Top 9 Bài văn phân tích khổ 2 bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất

Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ. Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Ông ...

Top 3 Công ty thi công backdrop sự kiện uy tín, giá tốt nhất tại Cần Thơ

Top 3 Công ty thi công backdrop sự kiện uy tín, giá tốt nhất tại Cần Thơ

Bạn đang tìm kiếm đơn vị thi công backdrop chuyên nghiệp, uy tín tại Cần Thơ cho sự kiện sắp tới? Hãy cùng Toplist tham khảo bài viết sau để tìm ra cái tên ...

Top 9 Dẫn chứng về sự thay đổi bản thân hay nhất

Top 9 Dẫn chứng về sự thay đổi bản thân hay nhất

Cuộc sống với bao khó khăn, thử thách đang chờ đợi, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải nỗ lực và thay đổi bản thân để có thể thích nghi với hoàn cảnh. Thay đổi ...

Top 8 Sữa rửa mặt nghệ được yêu thích nhất hiện nay

Top 8 Sữa rửa mặt nghệ được yêu thích nhất hiện nay

Hiện nay, mọi người luôn tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên và hiệu quả, sữa rửa mặt nghệ đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều tín đồ làm đẹp. Với ...

Top 4 Đoạn văn trả lời cho câu hỏi: "Thế nào là lối sống giản dị?"

Top 4 Đoạn văn trả lời cho câu hỏi: "Thế nào là lối sống giản dị?"

Lối sống giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện, không bị bó hẹp ở bất cứ phương diện nào. Giản dị có thể biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày. Cụ thể hơn ...

Các công ty mới thành lập

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ HỒNG MINH 63

Mã số thuế: 5801488204 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Toản

Địa chỉ: Thôn Đắk Măng, Xã Đạ RSal, Huyện Đam Rông, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DIỆU THÔNG HILL

Mã số thuế: 5801488194 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thọ

Địa chỉ: 4/1 Trương Vĩnh Ký, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH NHA KHOA THẨM MỸ GOLDEN SMILE

Mã số thuế: 5801488356 - Đại diện pháp luật: Nông Minh Phúc

Địa chỉ: Xóm 1, Thôn Ninh Hòa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ KHOÁNG SẢN TRUMS

Mã số thuế: 5801488370 - Đại diện pháp luật: Hoàng Quyết Hùng

Địa chỉ: Số 3B/11 đường Cô Giang, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH ĐÀ LẠT TIÊN CẢNH

Mã số thuế: 5801488363 - Đại diện pháp luật: Hoàng Trọng Nguyên

Địa chỉ: Số 02 Trần Nhân Tông, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA GỖ AUSTDOOR - TMD

Mã số thuế: 0106605580 - Đại diện pháp luật: Phạm Văn Bình

Địa chỉ: Thôn Phong Lâm, Xã Hoàng Diệu, Huyện Gia Lộc, Hải Dương