Logo Trường Công ty Số điện thoại Toplist Top đánh giá Địa điểm Menu
 

Top 5 Bài soạn "Bố cục của văn bản" hay nhất

Top 1

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 3

I. Bố cục của văn bản

Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 sgk)

Tìm hiểu văn bản:

1. Văn bản trên có thể chia làm ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài

2. Nhiệm vụ của từng phần:

Phần mở bài: giới thiệu người thầy tài đức của Chu Văn An
Phần thân bài: Làm rõ các khía cạnh tài đức của Chu Văn An
Phần kết bài: Tình cảm của mọi người dành cho thầy Chu Văn An.
3. Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản:

Gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiền đề cho phần sau
Các phần đều tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là: “người thầy đạo cao đức trọng”.
4. Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài

Các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản

Phần mở bài: nêu chủ đề của văn bản
Phần thân: thường có một số đoạn nhỏ trình bầy các khía cạnh của chủ đề .
Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản

II. Cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân của văn bản

Ví dụ: Văn bản “tôi đi học”.

1. Phần thân bài của văn bản “tôi đi học” kể về việc đi đến trường, ở sân trường và vào lớp học theo trình tự không gian, thời gian và dòng cảm xúc.

2. Diễn biến tâm trạng cậu bé trong thân bài:

a. Tình cảm và thái độ:

Tình cảm: Thương mẹ sâu sắc
Thái độ: căm ghét những kẻ nói xấu mẹ, những cố tục đã đầy đọa mẹ.
b. Niềm vui hồn nhiên được ở trong lòng mẹ.

3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh…em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự thời gian, không gian và sự phát triển của sự việc…

4. Tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nội dung phần thân bài thường trình bày theo các thứ tự:

Theo không gian, thời gian
Theo diễn biến tâm trạng hoặc các sự việc.
Theo chỉnh thể -bộ phận.
Mạch suy luận.
Kết luận:

Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.
Nội dung phần Thân bài trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.

Luyện tập

Câu 1: Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau:

(Đọc đoạn trích trang 26, 27 sgk)

Trả lời:

a. Theo không gian:

Giới thiệu đàn chim từ xa tới gần.
Miêu tả đàn chim bằng những quan sát mắt thấy, tai nghe.
Xen với miêu tả là cảm xúcvaf những liên tưởng, so sánh.
=> Trình tự ấn tượng về đàn chim từ gần đến xa

b. Theo không gian hẹp: miêu tả trực tiếp núi Ba Vì.

Theo không gian rộng: miêu tả Ba Vì trong mối quan hệ hài hòa với các sự vật xung quanh nó.
c. Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và truyền thuyết (Cách lí giải mang đậm mầu sắc huyền thoại dân gian về những đoạn kết bi tráng của một số anh hùng dân tộc đượcnhaan dân ta tôn vinh, ngưỡng mộ.)

Luận cứ về lời bàn trên.
Phát triển lời bàn bằng luận chứng.

Câu 2:
Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ...

Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời:

Trình bày ý về lòng thương mẹ của bé Hồng

Mở bài: Giới thiệu cảnh ngộ của bé Hồng và tình thương mẹ
Thân bài:
Tình thương mẹ của Hồng trong cuộc đối thoại với người cô
Tình yêu thương mẹ biểu hiện qua thái độ căm giận những cổ tục
Tâm trạng của Hồng khi ở trong lòng mẹ
Kết bài: Kết luận chung về tình thương mẹ của Hồng

Câu 3:
Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”,...

Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”,có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. Theo em, cách sắp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?

a. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
Những người thường xuyên chịu khó hòa mình và đời sống sẽ nắm chắc tình tình, học hỏi được nhiều điều bổ ích.
Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới.
b. Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế đi một ngày đàng.
Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn
Theo em, cách sắp xếp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì nên sửa lại như thế nào?

Trả lời:

Nhận xét: Các ý a, b còn sắp xếp lộn xộn và chưa hợp lý trong ý b.Sửa chữa:

a. Giải thích câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn
b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều bổ ích.
Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 2

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 4

Kiến thức cơ bản

• Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề. Văn bản thường có bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

• Phần Mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Phần Thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Phần Kết bài tổng kết chủ đề của văn bản.

• Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo trình tự tùy thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết. Nhìn chung, nội dung ấy thường được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận, sao cho phù hợp với sự triển khai chủ đề và sự tiếp nhận của người đọc.


Bố cục của văn bản

Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi

Câu 1 - Trang 24 SGK

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần phần

Trả lời

Văn bản trên chia làm 3 phần:

a) Mở bài: Từ Ông Chu Văn An... đến không màng danh lợi.

b) Thân bài: Từ Học trò theo ông... đến cho vào thăm.

c) Kết bài: Từ Kìn ông mất... đến thương tiếc.


Câu 2 - Trang 24 SGK

Nhiệm vụ của từng phần

Trả lời

a) Mở bài: Giới thiệu Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng

b) Thân bài: Triển khai vấn đề đã giới thiệu: Hai ý kiến đánh giá

- Chu Văn An là người tài cao.

- Chu Văn An là người đức trọng được học trò kính trọng

c) Kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung: ông mất ai cũng thương tiếc.


Câu 3 - Trang 24 SGK

Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản

Trả lời

- Phần mở bài: Giới thiệu vấn đề.

- Phần thân bài: Triển khai làm rõ vấn đề đã giới thiệu.

- Phần kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung.


Câu 4 - Trang 24 SGK

Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau thế nào?

Trả lời

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

+ Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản.

Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài

Trong ba phần của văn bản, phần Mở bài, Kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau.


Câu 1 - Trang 25 SGK

Phần Thân bài văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào ?

Trả lời

Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học: + Gồm có các sự kiện sau: Trời cuối thu, lá rụng, các em nhỏ đến trường, hồi ức về tâm trạng của nhân vật tôi: Trên đường đi, khi đến sân trường, khi nghe thầy giáo đọc tên, khi vào lớp học.

+ Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian (hiện tại → quá khứ) và không gian từ trên con đường làng → vào lớp học.


Câu 2 - Trang 25 SGK

Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài. Trả lời

Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ:

+ Gồm có hai sự kiện: sự kiện người cô gọi đến nói chuyện và sự kiện người mẹ trở về.

+ Hai sự kiện này sắp xếp theo trình tự thời gian trước và sau ngày giỗ đầu người cha của cậu bé Hồng.

+ Diễn biến tâm trạng của cậu bé từ đau đớn uất ức mong nhớ (khi nói chuyện với người cô) chuyển sang sung sướng, hạnh phúc rạo rực say mê (khi được gặp lại mẹ).


Câu 3 - Trang 25 SGK

Khi tả người, vật, con vật phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào ? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.

Trả lời

Khi tả người, vật, phong cảnh..., ta sẽ lần lượt miêu tả theo thứ tự: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, từ ngoại hình đến nội tâm...

Ví dụ: Cảnh Động Phong Nha được miêu tả theo thứ tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong. Cảnh Sông nước Cà Mau miêu tả theo thứ tự từ hẹp đến rộng từ dưới sông lên hai bờ sông.


Câu 4 - Trang 25 SGK

Phần Thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy.

Trả lời

Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng:

+ Gồm có hai đoạn, mỗi đoạn thể hiện một khía cạnh của vấn đề.

+ Đoạn thứ nhất người thầy đạo cao (thầy giáo giỏi). Đoạn thứ hai người thầy đức trọng (cứng cỏi không màng danh lợi).


Câu 5 - Trang 25 SGK

Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.

Trả lời

- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.

- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.


Luyện tập

Câu 1 - Trang 26 SGK

Phân tích cách trính bày ý trong các đoạn trích (Trang 26 & 27 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Trả lời

Đoạn văn a)

+ Cách trình bày ý của đoạn văn trên theo trình tự từ xa đến gần rồi lại lùi ra xa, theo điểm quan sát của một người đứng ở trên chiếc thuyền đang trôi dọc trên sông.

+ Đoạn văn gồm có 4 ý:

• Ý một (đoạn đầu tiên): cảnh đàn chim khi mới nhìn thấy (từ xa)

• Ý hai (đoạn hai): tả cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở trên cao (khi đến gần).

• Ý ba (đoạn ba): cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở dưới thấp (đến tận nơi).

• Ý bốn (đoạn bốn): cảnh đàn chim khi thuyền đã đi xa (cảnh lùi dần).

Đoạn văn b)

+ Đoạn văn tả cảnh Ba Vì theo trình tự thời gian: sáng - chiều - tối. Sự biến ảo lạ lùng của Ba Vì trong từng giờ, từng ngày.

+ Gồm có ba ý:

• Ý một (Thời tiết đến hòn ngọc bích): Cảnh Ba Vì buổi sáng sớm.

• Ý hại (tiếp đến chân trời rực rỡ): Cảnh Ba Vì lúc chiều về.

• Ý ba (còn lại): Cảnh trăng lên lúc buổi tối

Đoạn văn c)

+ Đoạn văn nói về sức sống của dân tộc Việt Nam qua trí tưởng tượng.

+ Gồm có 2 ý:

• Ý một (từ đầu đến đáng lưu uất): Thể hiện trí tưởng tượng tìm cách chữa lại đau thương cho những người anh hùng bậc trung nghĩa.

•Ý hai (còn lại): Lấy dẫn chứng về cuộc đời Hai Bà Trưng và Phù Đổng Thiên Vương để minh họa làm sáng tỏ cho ý trên.


Câu 2 - Trang 26 SGK

Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Trả lời

Văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những tình cảm yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh, dựa trên chủ đề đó chúng ta có thể sắp xếp các ý trong bài văn như sau:

+ Phản ứng tâm lí của cậu bé Hồng trước những lời xúc phạm của người cô đối với mẹ.

+ Cảm giác sung sướng hạnh phúc rạo rực ngây ngất của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ.


Câu 3 - Trang 26 SGK

Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp trong phần Thân bài các ý sau. (...)

Theo em cách sắp xếp trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?

Trả lời

- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.

+ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

+ Sau đó chứng minh:

Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích ⟶ các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước ⟶ trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 3

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 1

I. Bố cục của văn bản

1. Bố cục

Văn bản trên có thể chia thành 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu…không màng danh lợi)

- Phần 2 (tiếp… không cho vào thăm)

- Phần 3 (còn lại)

2. Hãy cho biết nhiệm vụ từng phần trong văn bản trên

- Phần 1 (mở bài): giới thiệu về thầy Chu Văn An

- Phần 2 (thân bài): Thầy Chu Văn An vừa là người thầy giỏi, nghiêm khắc có nhiều học trò theo học thành tài. Thầy lại là bậc trung thần, đức trọng

- Phần 3 (kết bài): Niềm tiếc thương và kính trọng đối với thầy Chu Văn An.

3. Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên

- Phẩn mở đầu: giới thiệu về chủ đề văn bản (người thầy Chu Văn An- tài cao đức trọng)

- Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh liên quan tới chủ đề của văn bản. Giải quyết chủ đề đã nêu ở phần mở bài.

- Phần kết: Tổng kết các chủ đề của văn bản

-> Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

4. Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

+ Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản


II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

Câu 1.

- Thân bài của văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh kể về:

+ Trên đường đến trường, trên sân trường, khi vào lớp học.

- Các sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian.

Câu 2.

- Phần thân bài của văn bản Trong lòng mẹ trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng của cậu bé trong phần Thân bài.

- Phần thân bài của văn bản Trong lòng mẹ trình bày diễn biến tâm lý của bé Hồng: + Bé Hồng thương mẹ -> căm thù những cổ tục đã đầy đọa mẹ -> bỏ ngoài tai những lời nói từ dã tâm thâm độc của người cô -> nỗi sung sướng khi được gặp mẹ.

Câu 3.

- Khi miêu tả người trình bày lần lượt: hình dáng, cử chỉ, nét mặt, giọng nói, sở thích, tình cảm.

- Khi miêu tả con vật lần lượt theo trình tự: tả bao quát hình dáng, tả chi tiết các bộ phận, chú ý đến tiếng kêu, màu lông, thói quen, quan hệ của con vật với người.

Câu 4.

- Phần thân bài Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao -> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi

- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê -> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi

Câu 5.

- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.

- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.


Luyện tập

Bài 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.


Bài 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ:

+ Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.

+ Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.

+ Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ

+ Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.


Bài 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.

+ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

+ Sau đó chứng minh:

Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích -> các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước -> trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 4

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 2

I. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng (trang 24 SGK Ngữ văn 8 tập 1) và trả lời các câu hỏi:

Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Văn bản trên có thể chia làm mấy phần phần

Trả lời:

a) Mở bài: Từ Ông Chu Văn An... đến không màng danh lợi.

b) Thân bài: Từ Học trò theo ông... đến cho vào thăm.

c) Kết bài: Từ Kìn ông mất... đến thương tiếc.


Trả lời câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Nhiệm vụ của từng phần

Trả lời:

a) Mở bài: Giới thiệu Chu Văn An, người thầy đạo cao đức trọng

b) Thân bài: Triển khai vấn đề đã giới thiệu: Hai ý kiến đánh giá

- Chu Văn An là người tài cao.

- Chu Văn An là người đức trọng được học trò kính trọng

c) Kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung: ông mất ai cũng thương tiếc.

Trả lời câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản

Trả lời:

- Phần mở bài: Giới thiệu vấn đề.

- Phần thân bài: Triển khai làm rõ vấn đề đã giới thiệu.

- Phần kết bài: Kết thúc vấn đề: Đánh giá chung.


Trả lời câu 4 (trang 24 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau thế nào?

Trả lời:

- Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Nhiệm vụ của từng phần:

+ Phần mở bài: nêu chủ đề văn bản

+ Phần thân bài: Trình bày các khía cạnh của chủ đề

+ Phần kết bài: tổng kết chủ đề của văn bản


II. CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI

Trả lời câu 1 (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân tích cách sắp xếp nội dung phần thân bài trong Tôi đi học

Trả lời:

- Theo sự hồi tưởng những kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của mình. Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian: những cảm xúc trên đường đến trường, những cảm xúc khi vào lớp học

- Theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng : trước đây và buổi tựu trường đầu tiên.


Trả lời câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân tích diễn biến tâm trạng của bé Hồng ở đoạn trích Trong lòng mẹ

Trả lời:

- Tình yêu thương mẹ và thái độ căm ghét tột cùng những cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ.

- Niềm sung sướng hạnh phúc tột đỉnh của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.

Trả lời câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Khi tả người, tả vật,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.

Trả lời:

- Không gian (tả phong cảnh).

- Chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật).

- Tình cảm, cảm xúc (tả người).


Trả lời câu 4 (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phần thân bài văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề "người thầy đạo cao đức trọng". Hãy cho biết cách sắp xếp sự việc ấy.

Trả lời:

- Phần thân bài Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, đỗ đạt cao -> Chu Văn An là người thầy giáo giỏi

- Chi tiết Chu Văn An có nhiều lần can ngăn vua, ông cáo quan về quê -> Chu Văn An là người cương trực, tính tình thẳng thắn, không màng danh lợi.


Trả lời câu 5 (trang 25 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Từ bài tập trên và bằng hiểu biết của mình hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.

Trả lời:

- Cách sắp xếp phần thân bài của văn bản tùy thuộc vào chủ đề.

- Có những bài sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, kết hợp với thời gian và không gian hoặc cho sự phát triển của sự việc theo một mạch suy luận, phù hợp với sự triển khai chủ đề và tiếp nhận của người đọc.


III. LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

Lời giải chi tiết:

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.


Trả lời câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Nếu phải trình bày lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì và sắp xếp chúng ra sao?

Lời giải chi tiết:

- Hồng sống xa mẹ nên rất muốn được đi thăm mẹ, nhưng nhận ra dã tâm của người cô nên đã từ chối.

- Khi nghe bà cô nói những lời độc ác về mẹ, cậu bé không giấu nổi tình thương mẹ nên đã khóc.

- Hồng cảm thông, thấu hiểu nỗi khổ của mẹ nên muốn nghiền nát những cổ tục đày đọa mẹ

- Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ mà càng khiến em yêu thương mẹ nhiều hơn.


Trả lời câu 3 (trang 27 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Theo em cách sắp xếp đã hợp lí chưa, nếu chưa hợp lí thì sửa lại như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Cách sắp xếp phần thân bài như trên là không hợp lý.

+ Trước hết, cần giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

+ Sau đó chứng minh:

Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích ⟶ các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước ⟶ trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. (trình bày theo trình tự thời gian)

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5

Bài soạn "Bố cục của văn bản" số 5

I/BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

1.Văn bản trên có 3 phần:

- Mở bài (từ đầu đến "danh lợi"): giới thiệu khái quát về nhân vật Chu Văn An.

- Thân bài ("Học trò theo ông" đến "không cho vào thăm."): những biểu hiện chứng tỏ "đạo cao đức trọng" của thầy Chu Văn An.

- Kết bài ("Khi ông mất" đến hết): tình cảm của người đời dành cho Chu Văn An khi ông mất.

2.

- Phần MB: “Ông Chu Văn An đời Trần nổi tiếng là một thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi, không màng danh lợi”. Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.

- Phần TB: kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học. Thái độ của ông đối với vua Dụ Tông, can ngăn không được, ông trả mũ áo từ quan. Học trò của ông từ người làm quan to đến thường đều nể sợ ông.

- Phần KB: nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông khi ông mất. “Khi ông mất mọi người đều thương tiếc. Ông được thờ tại Văn Miếu ở kinh đô Thăng Long”.

3.

Quan hệ giữa các phần trong văn bản theo kiểu bố cục này có thể phân tích như sau :

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nó là thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức. Vì vậy mối quan hệ giữa các phần trong văn bản phải chặt chẽ, thống nhất.


4. Bố cục của văn bản gồm 3 phần

Nhiệm vụ của từng phần trong văn bản:

- Phần mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Phần thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.

- Phần kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc.

Các phần của văn bản phát triển và thống nhất để thể hiện chủ đề văn bản.


II.CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN

1. Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được sắp xếp dựa trên cơ sở là hồi kí : nhớ lại các sự việc, tình tiết diễn ra vào buổi đầu đi học.

    2. Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng.

    - Đó là cậu bé rất thương mẹ, dù bà cô có dùng lời xúc xiểm nói xấu mẹ.

    - Điểm diễn tả đặc sắc, đầy ấn tượng của nhà văn là kể lại qua trí nhớ khi chú bé gặp lại mẹ. (Niềm sung sướng cực độ khi được nằm trong lòng mẹ, được mẹ vuốt ve, âu yếm…)


    3. Tuỳ theo từng đối tượng và mục đích miêu tả, người ta có thể miêu tả theo trình tự từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Một số cách sắp xếp trình tự miêu tả thường gặp:

    - Tả người: Tả từ ngoại hình đến suy nghĩ, tình cảm, tính cách hoặc ngược lại; Có thể bắt đầu việc miêu tả bằng cách kể tiểu sử (lai lịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội,…) rồi đến khắc hoạ chân dung, tính cách,…;

    - Tả vật, con vật: tả từ đặc điểm chung, khái quát đến đặc điểm riêng của từng phần, từng bộ phận;

    - Tả cảnh vật: tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến thấp hoặc ngược lại; cũng có thể tả lần lượt từng khía cạnh của cảnh vật: âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đường nét,…


    4. Phần thân bài trong bài văn Người thầy đạo cao đức trọng trình bày các ý làm sáng tỏ luận đề trên, các ý này được sắp xếp theo trình tự nhất định.

    Phân tích trình bày làm sáng tỏ luận đề "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

    Ta thấy phần thân bài lần lượt trình bày bề con người của ông:

    - Học trò theo học rất đông

    - Nhiều người đỗ cao.

    - Vì thế ông được nhà vua "vời ông ra dạy thái tử học".

    - Nhưng đến đời Dụng Tông "vua thích vui chơi, không coi sóc việc triều đình, lại tinh dùng bọn nịnh thần". Nhiều lần ông can ngăn, nhà vua không nghe nên ông trả mũ áo từ quan về làng…

    Việc trình bày phần này đã nêu ra những luận cứ "người thầy giỏi, người tôi trung thành, có đạo đức" để làm sáng tỏ và chứng minh cho luận điểm "Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng".

    Hai câu văn cuối phần này có thể coi là luận cứ mang tính minh họa rất cụ thể về "đạo cao đức trọng" của ông.


    5.- Người ta thường sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản theo 1 số cách sau: (không gian - thời gian, khái quát - cụ thể, mạch phát triển của vấn đề, mạch suy luận, liên tưởng, …)

    - Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.


    III. LUYỆN TẬP

    Bài 1:

    a : Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động.

    Bố cục ba phần, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần

    b: trình bày ý theo thứ tự không gian:

    - Ba Vì – xung quanh Ba Vì.

    - Riêng về Ba Vì lại trình bày theo thứ tự thời gian.

    c: Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh:

    - “Lịch sử thường sẵn những trang đau thương… Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét…”

    - “Nghe Truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi…” (Nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa…)


    Bài 2: Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau:

    - Nêu bật tình cảm, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.

    - Vì thương mẹ, bé Hồng ghét những hủ tục phong kiến vô lí. Nêu lên câu nói đầy căm phận với hủ tục đó.

    - Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy bóng người trên xe kéo là bé Hồng chạy theo.

    - Kể lại những phút bé Hồng sung sướng được ở bên mẹ.


    Bài 3:

    Có thể sắp xếp các ý theo hai nhóm: giải thích câu tục ngữ và chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.

    - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế Đi một ngày đàng;

    - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế học một sàng khôn;

    - Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước;

    - Những người thường xuyên chịu khó hoà mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích;

    - Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.

    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

    Toplist mới cập nhật

    Top 6 Đoạn văn về ý kiến: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

    Top 6 Đoạn văn về ý kiến: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

    Cuộc sống không ai có thể tránh khỏi những lần thất bại, những cú ngã đầy đau đớn. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là số lần bạn gục ngã, mà là quyết ...

    Top 4 Dẫn chứng về những nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay nhất

    Top 4 Dẫn chứng về những nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay nhất

    Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không thể không kể đến bóng dáng của những vị anh hùng hào kiệt là phụ nữ. Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ luôn ghi đậm dấu ...

    Top 4 Phòng khám cơ xương khớp tốt nhất tại Bình Dương

    Top 4 Phòng khám cơ xương khớp tốt nhất tại Bình Dương

    Việc thăm khám cơ xương khớp định kỳ và thường xuyên là vô cùng quan trọng. Vậy ở Bình Dương, nên khám cơ xương khớp ở đâu thì uy tín? Hãy cùng Toplist đi tìm ...

    Top 2 Nhà hàng buffet hải sản ngon nhất tại TP. Vinh, Nghệ An

    Top 2 Nhà hàng buffet hải sản ngon nhất tại TP. Vinh, Nghệ An

    Bài viết của Toplist sẽ giúp bạn khám phá thiên đường buffet hải sản tươi ngon tại TP. Vinh, Nghệ An. Đến với những địa chỉ này, bạn có thể đắm chìm trong thế ...

    Top 4 Bài văn suy nghĩ về câu nói: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta những lúc khó khăn nhất, cay đắng nhất của cuộc đời

    Top 4 Bài văn suy nghĩ về câu nói: Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta những lúc khó khăn nhất, cay đắng nhất của cuộc đời

    Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giây phút khó khăn, cay đắng nhất của cuộc đời. Ai cũng mong có một người bạn như vậy. Và tự ...

    Top 4 Thương hiệu sốt mè rang ngon nhất hiện nay

    Top 4 Thương hiệu sốt mè rang ngon nhất hiện nay

    Sốt mè rang là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực Việt Nam, góp phần tạo nên hương vị thơm ngon và độc đáo cho nhiều món ăn. Với sự đa dạng của các thương ...

    Các công ty mới thành lập

    CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ HỒNG MINH 63

    Mã số thuế: 5801488204 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Toản

    Địa chỉ: Thôn Đắk Măng, Xã Đạ RSal, Huyện Đam Rông, Lâm Đồng

    CÔNG TY TNHH DIỆU THÔNG HILL

    Mã số thuế: 5801488194 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thọ

    Địa chỉ: 4/1 Trương Vĩnh Ký, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

    CÔNG TY TNHH NHA KHOA THẨM MỸ GOLDEN SMILE

    Mã số thuế: 5801488356 - Đại diện pháp luật: Nông Minh Phúc

    Địa chỉ: Xóm 1, Thôn Ninh Hòa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

    CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ KHOÁNG SẢN TRUMS

    Mã số thuế: 5801488370 - Đại diện pháp luật: Hoàng Quyết Hùng

    Địa chỉ: Số 3B/11 đường Cô Giang, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

    CÔNG TY TNHH ĐÀ LẠT TIÊN CẢNH

    Mã số thuế: 5801488363 - Đại diện pháp luật: Hoàng Trọng Nguyên

    Địa chỉ: Số 02 Trần Nhân Tông, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

    CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA GỖ AUSTDOOR - TMD

    Mã số thuế: 0106605580 - Đại diện pháp luật: Phạm Văn Bình

    Địa chỉ: Thôn Phong Lâm, Xã Hoàng Diệu, Huyện Gia Lộc, Hải Dương