Logo Trường Công ty Số điện thoại Toplist Top đánh giá Địa điểm Menu
 

Top 2 Bệnh Cột sống thường gặp và cách phòng tránh mà bạn nên biết

Top 1

Chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động và gặp cả trong tai nạn thể thao. Khi bị những tai nạn này, bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn trương. Tuy nhiên nhiều trường hợp do vội vàng, các chấn thương cột sống có thể bị bỏ sót, hoặc các động tác cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân không đúng làm cho các chấn thương cột sống nặng thêm.


Nguyên nhân gây chấn thương cột sống:

  • Do tai nạn giao thông.
  • Do tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống gây lún. xẹp, vỡ đốt sống.
  • Do chấn thương thể thao như: đua xe đạp, đua ngựa, xiếc, võ thuật, bóng đá,...
  • Do hỏa khí như đạn bắn,...
  • Do nạn nhân tự tử bằng cách thắt cổ có thể gây gãy cột sống cổ.
  • Các nguyên nhân trên có thể gây ra các tổn thương cột sống với nhiều mức độ khác nhau như di lệch, vỡ, lún cột sống, chèn ép, phù nề, chảy máu, thậm chí có thể làm đứt ngang tủy sống.

Các biến chứng của chấn thương cột sống:

  • Chấn thương cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Các biến chứng thường gặp sau khi chấn thương cột sống gây tổn thương tủy là:
    • Rối loạn hay mất vận động: Bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân (khi tổn thương đoạn ngực, thắt lưng) hoặc cả hai tay và hai chân (khi tổn thương đoạn cổ). Bệnh nhân bị rối loạn trương lực cơ gây co rút, co cứng, teo cơ hay cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương.
    • Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân bị giảm hoặc mất cảm giác phía dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Rối loạn cảm giác có thể gây các triệu chứng tê, đau, còn dẫn đến các biến chứng và thương tật thứ phát như là bị loét do tỳ đè,...
    • Các rối loạn thần kinh thực vật như: đây là loại rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, các biến chứng về hô hấp, biến chứng về tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối,...

Điều trị chấn thương cột sống:

  • Việc điều trị chấn thương cột sống tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Với những trường hợp chấn thương nhẹ, có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, điều trị thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống.
  • Với những trường hợp tổn thương nặng, hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn cần phải phẫu thuật.
  • Thuốc giảm đau giúp giảm các cơn đau nhanh chóng, tức thời, nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng kéo dài. Vì khi dùng kéo dài thuốc giảm đau sẽ gây ra những tác dụng phụ gây hại cho gan, thận.
  • Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng khi các tổn thương cột sống nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng bởi:
    • Có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn nếu như cơ thể bệnh nhân không thích ứng với các dị vật lắp ghép vào cơ thể.
    • Thời gian phục hồi lâu.
    • Nguy cơ biến chứng, và nhiễm trùng cao.
    • Với các vận động viên sau khi phẫu thuật có thể phải từ bỏ con đường thể thao chuyên nghiệp, do cơ thể rất khó để có thể phục hồi lại tầm vận động và chức năng như ban đầu.

Các di chứng của chấn thương cột sống:

  • Chấn thương cột sống khi được phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ để lại di chứng, tuy nhiên với những trường hợp tổn thương nặng thì nguy cơ để lại di chứng là rất cao. Các di chứng của chấn thương cột sống thường gặp đó là:
    • Liệt tứ chi
    • Liệt hai chi dưới

Điều trị đau sau phẫu thuật:

  • Khi bệnh nhân tiến hành phục hồi chức năng, mục đích chính là giúp bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng vận động đã bị mất, hoặc nếu cơ hội phục hồi khả năng vận động không còn thì phục hồi chức năng giúp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như xe lăn, nạng, nẹp...để có thể thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày một cách độc lập nhất. Qua đó giúp bệnh nhân hòa nhập với gia đình và cộng đồng.
  • Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét.
  • Chăm sóc chức năng tiết niệu: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Phục hồi chức năng tiêu hoá: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện.
  • Kiên trì vận động: Ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.

Tóm lại, chấn thương cột sống là một tình trạng bệnh lý phức tạp, có nhiều mức độ khác nhau. Chính vì vậy khi có nghi ngờ bị chấn thương cột sống, bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm các biến chứng, di chứng của chấn thương cột sống với bệnh nhân.

Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống
Chấn thương cột sống

Top 2

Cong vẹo Cột sống

Vẹo cột sống là một dị tật ở cột sống rất phổ biến và nguy hiểm hiện nay vì nó để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh nó. Cụ thể hơn, vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng.


Nguyên nhân bệnh vẹo cột sống:

  • Di truyền: Khi bố hoặc mẹ bị vẹo cột sống bẩm sinh thì con sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Các yếu tố trong lúc mang thai:
    • Do bào thai phát triển quá nhanh và không thích ứng kịp với cơ thể của mẹ khiến bào thai bị chèn ép làm cho xương sống bị cong vẹo.
    • Hoặc người mẹ khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, sử dụng thuốc, ăn uống thực phẩm gây dị tật thai nhi.
    • Trong suốt quá trình mang thai, ngôi thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh cũng là nguyên nhân gây vẹo cột sống.
    • Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống của đứa bé.
  • Những nguyên nhân khác:
    • Cấu tạo xương sống bất thường bẩm sinh.
    • Cấu tạo não và tủy sống bất thường
  • Đối với trẻ em: Do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc mang cặp nặng khi đi học, bàn ghế có kích thước không phù hợp cũng là những lý do của vẹo cột sống ở trẻ em.

Triệu chứng bệnh vẹo cột sống:

  • Quan sát phần bả vai: Hai bên bả vai có sự chênh lệch rõ rệt: độ lệch vẹo của xương sống và đoạn vẹo nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn.
  • Quan sát phần hông: Có sự chênh lệch bên thấp bên cao, thấy những lằn xương sườn hằn ra ngoài da ở một bên.
  • Quan sát tổng thể lưng từ phía sau: Vẹo cột sống thắt lưng khiến cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lê, xoáy vặn nhiều kiểu, hai đường hõm vào bên của eo cũng có thể khác nhau.
  • Cơ thể mất cân đối: Nếu lệch vẹo xương sườn nặng thì cơ thể bị nghiêng hẳn về một bên.
  • Vẹo cột sống cổ có thể làm cố bị kéo lệch về một bên.

Đối tượng nguy cơ bệnh vẹo cột sống:

  • Tiền sử gia đình có người bị vẹo cột sống.
  • Người có tư thế ngồi, đi đứng sai.
  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng.
  • Tập thể dục sai cách cũng góp phần gây nên bệnh vẹo cột sống.

Phòng ngừa bệnh vẹo cột sống:

  • Ngồi học ngay ngắn, đúng tư thể: Ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo 25 độ khi viết.
  • Bàn ghế học tập phải phù hợp với chiều cao.
  • Không cho trẻ mang cặp quá nặng.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh vẹo cột sống:

  • Khám lâm sàng: Xác định mức độ vẹo, độ mềm dẻo của cột sống và các triệu chứng của vẹo cột sống.
  • Cận lâm sàng:
    • Chụp X quang để đánh giá các đốt sống và cột sống. Dùng phương pháp Cobb để đo độ vẹo cột sống.
    • Chụp cộng hưởng từ để đánh giá các mô mềm như đĩa đệm, tủy sống, thần kinh.
    • Chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh xương và cấu trúc bên trong cột sống một cách rõ ràng.
    • Diện chẩn kiểm tra sự dẫn truyền của các dây thần kinh và tủy sống.
Cong vẹo Cột sống
Cong vẹo Cột sống
Cong vẹo Cột sống
Cong vẹo Cột sống

Toplist mới cập nhật

Top 4 Bài văn nghị luận ấn tượng của HSG Quốc gia

Top 4 Bài văn nghị luận ấn tượng của HSG Quốc gia

Có rất nhiều đề văn hay trong đề HSG Quốc gia song song với đó là những bài viết ấn tượng. Những bài viết của học sinh giỏi quốc gia giống như tinh hoa của ...

Top 3 Dẫn chứng nghị luận xã hội về ý nghĩa những loài hoa hay nhất

Top 3 Dẫn chứng nghị luận xã hội về ý nghĩa những loài hoa hay nhất

Nhắc đến hoa chúng ta luôn nghĩ tới những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Ngoài việc làm đẹp cho cuộc sống, mỗi loài hoa còn mang trong ...

Top 6 Đoạn văn về ý kiến: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

Top 6 Đoạn văn về ý kiến: Bị đánh bại chỉ là tình trạng nhất thời, bỏ cuộc mới là sự thất bại vĩnh viễn

Cuộc sống không ai có thể tránh khỏi những lần thất bại, những cú ngã đầy đau đớn. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là số lần bạn gục ngã, mà là quyết ...

Top 4 Dẫn chứng về những nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay nhất

Top 4 Dẫn chứng về những nữ anh hùng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc hay nhất

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc không thể không kể đến bóng dáng của những vị anh hùng hào kiệt là phụ nữ. Lịch sử dân tộc Việt Nam sẽ luôn ghi đậm dấu ...

Top 4 Phòng khám cơ xương khớp tốt nhất tại Bình Dương

Top 4 Phòng khám cơ xương khớp tốt nhất tại Bình Dương

Việc thăm khám cơ xương khớp định kỳ và thường xuyên là vô cùng quan trọng. Vậy ở Bình Dương, nên khám cơ xương khớp ở đâu thì uy tín? Hãy cùng Toplist đi tìm ...

Top 2 Nhà hàng buffet hải sản ngon nhất tại TP. Vinh, Nghệ An

Top 2 Nhà hàng buffet hải sản ngon nhất tại TP. Vinh, Nghệ An

Bài viết của Toplist sẽ giúp bạn khám phá thiên đường buffet hải sản tươi ngon tại TP. Vinh, Nghệ An. Đến với những địa chỉ này, bạn có thể đắm chìm trong thế ...

Các công ty mới thành lập

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ HỒNG MINH 63

Mã số thuế: 5801488204 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Toản

Địa chỉ: Thôn Đắk Măng, Xã Đạ RSal, Huyện Đam Rông, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DIỆU THÔNG HILL

Mã số thuế: 5801488194 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thọ

Địa chỉ: 4/1 Trương Vĩnh Ký, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH NHA KHOA THẨM MỸ GOLDEN SMILE

Mã số thuế: 5801488356 - Đại diện pháp luật: Nông Minh Phúc

Địa chỉ: Xóm 1, Thôn Ninh Hòa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ KHOÁNG SẢN TRUMS

Mã số thuế: 5801488370 - Đại diện pháp luật: Hoàng Quyết Hùng

Địa chỉ: Số 3B/11 đường Cô Giang, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH ĐÀ LẠT TIÊN CẢNH

Mã số thuế: 5801488363 - Đại diện pháp luật: Hoàng Trọng Nguyên

Địa chỉ: Số 02 Trần Nhân Tông, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA GỖ AUSTDOOR - TMD

Mã số thuế: 0106605580 - Đại diện pháp luật: Phạm Văn Bình

Địa chỉ: Thôn Phong Lâm, Xã Hoàng Diệu, Huyện Gia Lộc, Hải Dương