Logo Trường Công ty Số điện thoại Toplist Top đánh giá Địa điểm Menu
 

Top 4 Bài văn Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ Qua Đèo Ngang (Ngữ văn 4) hay nhất

Top 1

Bài tham khảo số 1

Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỉ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.


Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:


Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau


Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.


Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn


Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.


Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuất hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà


Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.


Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:


Đây bốn bề núi núi

Hiu hắt vắng tăm người

Đèo cao và lưng hẹp

Dăm túp lều chơi vơi


Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỉ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?" trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 2

Bài tham khảo số 4

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ hiếm hoi của nền thi ca cổ đại của Việt Nam ta. Bà Huyện Thanh Quan có văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, chứa đựng những tâm tư tình cảm sâu lắng, chất chứa trong lòng thông qua những lời thơ ẩn ý ngụ tình.


Bài thơ “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay thể hiện sự cô đơn, buồn chán của tác giả trước cảnh hoàng hôn ở vùng đất hoang sơ cùng cốc, một thân một mình với những nỗi buồn khi nhớ về quê hương nơi xa xôi.


Bài thơ Qua đèo ngang được viết bắt thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ chỉ có tám câu thơ ngắn ngủi nhưng nó đã lột tả được tâm trạng thần thái của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh chiều tà hoang lạnh.


Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, lá chen hoa


Trong hai câu thơ đầu này, không gian hiện lên vô cùng mênh mông, rộng lớn. Cảnh hoàng hôn xuống mặt trời đã tắt bóng, ánh nắng dần dần chuyển sang màu tối, bóng đêm bao phủ nơi đây. Không gian đã cô liêu lại cảm trở nên im ắng thanh tịnh tới nao lòng.


Điệp từ “chen” vào lối sử dụng từ ngữ khiến cho câu thơ trở nên vô cùng mềm mại. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng tươi đẹp về thiên nhiên nơi đây, hình ảnh cỏ cây hoa lá mọc bên nhau thật sinh động tươi đẹp. Nhưng tuyệt nhiên trong câu thơ không hề có sự xuất hiện của con người


Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà


Trong bài thơ Qua đèo ngang bóng dáng của con người đã vô cùng ít xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng bé nhỏ xa mờ. Trong hai câu thơ này tác giả có nhắc tới hình ảnh của con người “Lom khom dưới núi tiều vài chú” thể hiện sự mênh mang của không gian, sự bé nhỏ của con người trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.


Lác đác bên sông chợ mấy nhà, hình ảnh con người sự sống của con người hiện lên vô cùng thưa thớt, khiến cho khung cảnh đã hiu hắt, ảm đạm trước cảnh hoàng hôn càng trở nên buồn chán, hiu quạnh.


Tác giả sử dụng từ láy “lác đác” “lom khom” thể hiện sự thưa thớt, vắng vẻ, nhỏ bé của con người. Sự tinh tế trong từ ngữ của tác giả làm cho câu thơ trở nên sinh động vô cùng, làm cho bài thơ luôn gợi lên một nỗi buồn man mác.


Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia


Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng “điệp âm” trong hai câu thơ này để tạo nên âm hưởng da diết, mênh mang tạo nên nỗi buồn nao lòng làm lay động tâm tư người đọc. Hình ảnh con cuốc cuốc là hình ảnh hiu hát, buồn tới nao lòng. Mỗi lần nghe tiếng cuốc kêu trên những cánh đồng xa thường gợi cho con người nhớ tới quê hương của mình. Nhớ những kỷ niệm vui buồn khó quên. Nỗi nhớ như xé lòng người lữ khách tha hương.


Trong hai câu thơ này tác giả khôn khéo khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa, cùng nghĩa khác từ cuốc cuốc, da da, nước và nhà, nhớ và thương…để tạo ra hai câu thơ vô cùng độc đáo gợi lên nhiều cảm xúc. Câu thơ như có đủ chất nhạc, chất thơ ở trong đó khiến khi người đọc đọc lên cảm nhận được sự mênh mang da diết.


Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta


“Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện tâm trạng cô đơn, chỉ một mình độc bước của tác giả trước cảnh hoàng hôn xế bóng, thể hiện nỗi cô đơn của người lữ khách trước cảnh đất nước phân chia hai miền do hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn thống trị. Những cuộc chiến tranh nội chiến tương tàn, sát hại lẫn nhau làm cho người dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm thê lương.


Trong bối cảnh nhà thơ Huyện Thanh Quan sống đất nước ta đang vô cùng rối ren, nên trong thơ của bà thường chứa đựng nỗi buồn hiu hắt về nhân tình thế thái.


Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ hay thể hiện được bút pháp trữ tình sâu lắng của tác giả, thể hiện được lối chơi chữ nghệ thuật của bà Huyện Thanh Quang. Đồng thời qua bài thơ còn thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, nỗi niềm của tác giả với triều đình nhà Lê thời đó.


Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 3

Bài tham khảo số 5

Nền văn học trung đại nổi bật lên với nhiều gương mặt nhà thơ nam, nhưng bên cạnh đó cũng là sự xuất hiện của tên tuổi những nhà thơ nữ tài năng, có thể kể đến Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan. Tuy những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa vốn không được coi trọng nhưng bằng tài năng và trong nền văn học của nước nhà. Bài thơ Qua đèo ngang là một tác phẩm thơ nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan, nói về tình cảnh đơn độc của người con xa xứ và nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.


Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài năng dưới thời vua Minh Mạng, tài năng xuất chúng của bà đã được triều đình trọng dụng và được phân bổ chức Cung trung giáo tập, tức là một chức quan dạy lễ nghi cho các cung phi, cung chúa chốn thâm cung. Để nhận chức, bà đã phải rời quê hương đến kinh thành Huế, trên đường đi nhận chức bà đã dừng chân ở Đèo Ngang và sáng tác lên tác phẩm Qua Đèo Ngang:


“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa”


Hai câu thơ đầu tiên đã mở ra không gian, thời điểm đầy đặc biệt của bức tranh thơ. Thời gian mà Bà Huyện Thanh Quan lựa chọn trong bài thơ này đó chính là không gian của buổi chiều tà, đây là thời điểm bà dừng chân nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình dài. Nhưng cũng chính thời điểm chiều ta cũng gợi nhắc cho người ta nhiều suy tư, trăn trở. Các nhà thơ miêu tả “bóng xế tà” gợi ra không khí chậm chãi, trầm buồn của không gian khi ánh sáng của một ngày bắt đầu lụi tắt.


Trong không gian ấy, khung cảnh thiên nhiên nơi Đèo Ngang cũng khiến cho con người rợn ngợp, trống trải. Cảnh cỏ cây, hoa lá cùng chen nhau trên những phiến đá gợi ra sự phát triển mạnh mẽ, tốt tươi của sự vật nhưng đồng thời cũng tạo ra sự trống vắng, hoang sơ của chốn núi rừng. Làm cho khung cảnh vốn tĩnh lặng lại càng trở nên buồn đến rợn ngợp.

Xem thêm: Tại sao nói: “ Hiền tài là nguyên khí của một quốc gia”


“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”


Nếu như khung cảnh thiên nhiên núi rừng nơi đèo ngang khiến cho Bà Huyện Thanh Quan cảm thấy trống vắng, tịch mịch thì khi hướng cái nhìn về sự sống xung quanh lại mang lại cho tác giả cảm xúc của sự cô đơn, trống vắng. tác giả đã sử dụng các từ láy lom khom, lác đác để diễn tả sự ít ỏi, thưa thớt của những dấu hiệu sống, dấu hiệu của con người.

Vốn muốn tìm sự ấm áp trong không gian hoang lạnh nhưng khi nhìn về sự sống thưa thớt lại càng gợi lên sâu sắc sự cô đơn, khắc sâu thêm nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết:


“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”


Tiếng chim văng vẳng trong không gian đầy da diết gợi lên nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà của thi sĩ. Một mình nơi đất khách lại đứng trước không gian mênh mông vắng lặng của càng khiến cho con người trở nên nhỏ bé, càng cảm nhận sâu sắc hơn nỗi cô đơn của mình. Tác giả đã sử dụng phép chơi chữ để làm nổi bật lên nỗi nhớ nhà của mình. Quốc trong tiếng kêu quốc quốc là nỗi nhớ hướng về đất nước, về quê hương. Còn gia lại gợi nhắc đến nỗi nhớ về gia đình.


“Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”


Dừng chân trong không gian núi trời mênh mông, bát ngát nhà thơ cảm nhận được nét đẹp của non sông gấm vóc của đất trời, tuy nhiên cũng chính không gian ấy lại làm sâu thêm nỗi cô đơn, lẻ loi của nhà thơ nơi đất khách quê người. Bởi những nỗi niềm, những tâm sự chẳng thể giãi bày cùng ai chỉ có thể ôm ấp cho riêng mình.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 4

Bài tham khảo số 6

Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan được sáng tác khi bà đi ngang con đèo này để vào kinh thành Huế nhận chức làm quan. Bài thơ nói lên nỗi nhớ quê hương gia đình của người con gái đi xa, nỗi thương thân của phụ nữ nơi đất khách quê người. Lối thơ nhẹ nhàng điềm tĩnh của tác giả được thể hiện rõ qua bài thơ này.


“Trèo đèo hai mái chân vân

Lòng về Hà Tĩnh, dạ ân Quảng Bình”


Nằm giữa hai đầu nỗi nhớ, gánh trọn ân tình của nữ sĩ về bức tranh thiên nhiên hoang sơ đậm chất tình. Bà Huyện Thanh Quan dùng lối viết tự nhiên mà sâu lắng, hoài cảm đi vào lòng người. Trên con đường vào Phú Xuân, nữ sĩ bắt gặp phong cảnh đèo Ngang, từ đó khơi gợi nỗi buồn của người con gái đường xa chất chứa bao nỗi nhớ thương:


“Bước tới đèo Ngang,bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”


Bức tranh vẽ ra vào buổi chiều tà, vào thời gian vắng vẻ và hoang vu trong ngày. Nếu được thay bằng “nắng tà” thì khung cảnh sẽ sinh động hơn. Một buổi chiều có nắng vàng, hoa lá và đá, vậy tại sao nữ sĩ lại không chọn nắng? Thời điểm chiều tà làm cho lòng người nôn nấu một nỗi hoài cổ, chất xúc tác làm tâm trạng con người cất thành tiếng.


Bức tranh thiên nhiên hoang sơ đượm màu buồn, liệu tâm hồn nữ sĩ có đủ mạnh mẽ vượt qua? Điệp từ “chen” nhấn mạnh sự đơn lẻ, cô liêu. Sự sống sắp lụi tàn, hoa lá cỏ cây đang cuống quýt, nồng say bám chặt lấy sự sinh tồn trên mảnh đất cằn cỗi.


“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên song chợ mấy nhà”


Bức tranh lúc này đã có sự xuất hiện của con người nhưng nó có thể làm mờ nhạt bớt phần nào trong sự trống vắng của tâm hồn người thứ lữ? ” Tiều vài chú” chỉ có một vài chú tiều đi gom củi phía dưới chân núi. Từ đó, làm tăng cường độ mỏng manh của sự sống. Nó hư vô, mờ ảo như thể sẽ biến mất. Tác giả đã dùng nghệ thuật phép đảo để thay đổi trật tự cú pháp ở hai câu này làm toát lên cảnh hắt hiu, hoang sơ của con đèo này.


Từ láy ”lom khom” chỉ hoạt động gồng gánh gian nan và “lác đác” nói lên mức độ số lượng được ước tính cụ thể. Những hình ảnh ước lệ ấy đã bộc lộ ra hết cảm xúc, muốn lắm, cần lắm được chạm đến sự sống và khao khát được nhìn thấy con người. Ôi chỉ là ảo ảnh! Nơi này, nữ sĩ biết tìm đâu người bạn đường để trò chuyện chia sẽ bao nỗi niềm.


“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”


Hai câu luận tiếp theo làm trỗi dậy nỗi niềm tiềm ẩn của người thứ lữ. ”Con quốc quốc” “Cái gia gia” âm hưởng nhẹ nhàng mà thấm đẫm đến tâm can con người. Người khách phương xa cô đơn nghe văng vẳng tiếng chim cuốc mà lòng tê tái, não nề.


Ở đây, tác giả dùng thủ pháp dùng động để tả tĩnh thật tinh tế, thứ âm thanh coi cuốc nơi xa kia làm bệ phóng cho tác giả gửi trọn nỗi niềm về đất nước và gia đình trên cuộc hành trình của mình. Thương nước nhà đang chìm trong tình cảnh loạn lạc, xót xa thân phận gái xa nhà độc hành. Nỗi lòng thương xót ấy như được trùng trùng điệp điệp không ngơi nghỉ.


“Dừng chân nghỉ lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”


Hai câu kết đưa xúc cảm của nữ sĩ lên đến đỉnh điểm của cảm xúc cao trao. ”Dừng chân” phần nào làm cho mạch cảm hứng của người đọc ngắt đoạn. Nhờ đó, mới diễn tả hết tâm trạng của nữ sĩ giữa núi rừng heo hút. Cái mênh mông, vô tận của núi rừng níu chân người thứ lữ. Ai đã từng một mình trước biển mà không choáng ngợp ?Ai đã yêu một người mà chưa từng nhớ nhung?


Thật vậy, giữa thế giới bao la, vô tận ấy làm đôi chân nhỏ bé không thể bước nổi. Sự đơn độc ấy làm người thứ lữ yếu đuối. Người con gái ấy lại một lần nữa khao khát được hòa mình vào thiên nhiên núi rừng, được che lấp sự yếu đuối, đơn độc nơi mình. Núi rừng bao la, rộng lớn bao nhiêu thì sự cô đơn, trống vắng của nữ sĩ lại càng tăng bấy nhiêu.


Từ đó, ta đủ cảm nhận “mảnh tình riêng” đơn độc đến tiếc nuối. Thể thơ thất ngôn bát cú với cấu trúc đề thực luận kết, cách hiệp vần và phép đối trong bài thơ tóm gọn bao cảm xúc trong lòng người đọc. Những tâm tư ấy đẹp biết bao qua lăng kính của tâm hồn người nữ sĩ một lòng một người yêu nước, thương dân.


Bài thơ “Qua đèo Ngang” mang đến một phong cách mới mẻ về bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, mang đậm chất trữ tình của nữ sĩ. Những vần thơ ấy sẽ còn mãi trong tâm trí người đọc, có một người yêu thiên nhiên, yêu đất nước đến vậy.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Toplist mới cập nhật

Top 3 Địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín nhất quận Long Biên, Hà Nội

Top 3 Địa chỉ bán nước hoa chính hãng uy tín nhất quận Long Biên, Hà Nội

Nước hoa giả không chỉ kém chất lượng, khiến bạn tiêu tốn khoản tiền lớn mà còn gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe. Đó là lý do bạn nên mua nước hoa từ ...

Top 4 Cửa hàng bán vest nam đẹp nhất tỉnh Hà Nam

Top 4 Cửa hàng bán vest nam đẹp nhất tỉnh Hà Nam

Áo vest nam là một trong những trang phục không thể thiếu trong tủ đồ của phái mạnh. Nó không chỉ mang lại vẻ lịch lãm và sang trọng mà còn thể hiện phong cách ...

Top 4 Xưởng, gara bảo dưỡng ô tô uy tín và chất lượng nhất tỉnh Thanh Hoá

Top 4 Xưởng, gara bảo dưỡng ô tô uy tín và chất lượng nhất tỉnh Thanh Hoá

Trong quá trình sử dụng, xe ô tô không tránh khỏi sẽ bị hư hỏng hoặc gặp sự cố. Vậy nên, việc bảo dưỡng xe ô tô định kỳ rất quan trọng, giúp tăng tuổi thọ của ...

Top 2 Cửa hàng bán sâm ngọc linh uy tín, giá tốt nhất tại Hải Phòng

Top 2 Cửa hàng bán sâm ngọc linh uy tín, giá tốt nhất tại Hải Phòng

Sâm Ngọc Linh tại Hải Phòng có nhiều địa chỉ cung cấp, nhưng bạn đang băn khoăn không biết nên tìm ở đâu để mua sản phẩm uy tín, chất lượng mà giá cả hợp lý? ...

Top 4 Cửa hàng bán sâm ngọc linh uy tín, giá tốt nhất tại Hà Nội

Top 4 Cửa hàng bán sâm ngọc linh uy tín, giá tốt nhất tại Hà Nội

Hiện tại, thị trường sâm thật đang ngày càng khan hiếm, sâm giả thì tràn lan. Vậy tại Hà Nội ở đâu bán sâm ngọc linh uy tín, giá tốt nhất? Hãy cùng Toplist tìm ...

Top 3 Đơn vị thiết kế, thi công cửa thép vân gỗ chất lượng nhất tại Hải Phòng

Top 3 Đơn vị thiết kế, thi công cửa thép vân gỗ chất lượng nhất tại Hải Phòng

Cửa thép vân gỗ hiện tại rất được ưa chuộng trong các gia đình vì tính an toàn, thẩm mỹ của nó. Dưới đây Toplist xin giới thiệu đến các bạn một số Đơn vị ...

Các công ty mới thành lập

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ HỒNG MINH 63

Mã số thuế: 5801488204 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Minh Toản

Địa chỉ: Thôn Đắk Măng, Xã Đạ RSal, Huyện Đam Rông, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DIỆU THÔNG HILL

Mã số thuế: 5801488194 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Thọ

Địa chỉ: 4/1 Trương Vĩnh Ký, Phường 1, Thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH NHA KHOA THẨM MỸ GOLDEN SMILE

Mã số thuế: 5801488356 - Đại diện pháp luật: Nông Minh Phúc

Địa chỉ: Xóm 1, Thôn Ninh Hòa, Xã Ninh Gia, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ KHOÁNG SẢN TRUMS

Mã số thuế: 5801488370 - Đại diện pháp luật: Hoàng Quyết Hùng

Địa chỉ: Số 3B/11 đường Cô Giang, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY TNHH ĐÀ LẠT TIÊN CẢNH

Mã số thuế: 5801488363 - Đại diện pháp luật: Hoàng Trọng Nguyên

Địa chỉ: Số 02 Trần Nhân Tông, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

CÔNG TY CỔ PHẦN CỬA GỖ AUSTDOOR - TMD

Mã số thuế: 0106605580 - Đại diện pháp luật: Phạm Văn Bình

Địa chỉ: Thôn Phong Lâm, Xã Hoàng Diệu, Huyện Gia Lộc, Hải Dương